Cách kiểm tra Apple Watch cũ trước khi mua
Việc mua đồng hồ cũ đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí, tuy nhiên lại đòi hỏi bạn cần biết cách kiểm tra Apple Watch khi mua để tránh rủi ro mua phải hàng kém chất lượng. Tại bài viết này TeamCare sẽ chia hướng dẫn bạn chi tiết cách kiểm tra Apple Watch cũ trước khi mua, cùng theo dõi nhé !
🔥Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kiểm tra check IMEI Apple Watch
Tại sao phải kiểm tra Apple Watch cũ khi mua?
Việc kiểm tra Apple Watch cũ khi mua là thao tác vô cùng quan trọng, bạn không thể bỏ qua cũng như coi thường để tránh tối đa tình trạng mua nhầm hàng hư hỏng, không thể sử dụng.
- Việc kiểm tra Apple Watch cũ khi mua giúp bạn phát hiện ra các lỗi của thiết bị nếu có, từ đó nhận định được mức độ chất lượng của chúng.
- Kiểm tra nhằm xác định đây có phải sản phẩm chính hãng Apple hay không.
- Vì là thiết bị cũ nên giá thành sản phẩm cũng thay đổi, việc kiểm tra thiết bị giúp bạn nhận định được giá trị sản phẩm khi ấy.
- Cùng với việc kiểm tra Apple Watch cũ khi mua, bạn cũng có thể nắm bắt thông tin về thông số, cấu hình hay thế hệ thiết bị.
Hướng dẫn cách kiểm tra Apple Watch cũ khi mua
Kiểm tra hình thức bên ngoài
Đầu tiên và quan trọng nhất khi mua Apple Watch cũ hay bất cứ thiết bị công nghệ cũ nào khác chính là việc kiểm tra hình thức bên ngoài của thiết bị. Bạn cần quan sát kỹ càng chiếc Apple Watch bạn định mua, xác định xem thiết bị có bị trầy xước quá nhiều hay không.
Đặc biệt, bạn cần đảm bảo rằng đồng hồ không bị cấn móp bởi những vết móp rất có thể chính là hậu quả của sự va đập mạnh, gây ảnh hưởng tới các linh kiện nhỏ bên trong. Bên cạnh đó, những vết móp quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng chống thấm nước của sản phẩm.
Kiểm tra dây đeo Apple Watch
Apple luôn chú trọng thiết kế tỉ mỉ và tinh tế, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ mới. Đối với riêng Apple Watch thì dây đeo chính là một phụ kiện sở hữu nhiều kiểu dáng phù hợp với tay của từng người dùng.
Bên cạnh đó, chất liệu dây đeo có tính đàn hồi cao, không co thắt vào cổ tay, đem tới sự thoải mái dễ chịu khi sử dụng. Hơn nữa, các thao tác tháo lắp cũng vô cùng dễ dàng và mượt mà bởi các mặt tiếp xúc đều chuẩn xác từ chi tiết nhỏ nhất.
Khi mua Apple Watch cũ, bạn cần lưu ý phần sườn hai bên mặt đồng hồ, bởi nếu khay còn nguyên vẹn tức là thiết bị chưa từng bị mở để kiểm tra phần mềm. Đặc biệt là khi bạn tháo khay mặt đồng hồ Apple Watch ra rồi sẽ không lắp vào như cũ được nữa.
Kiểm tra cảm ứng màn hình
Phương pháp kiểm tra Apple Watch cũ khi mua tiếp theo mà TeamCare muốn giới thiệu tới các bạn chính là kiểm tra mức độ nhạy của cảm ứng màn hình. Chạm và giữ vào icon bất kỳ trên màn hình, đồng thời di chuyển chúng để kiểm tra độ nhạy cảm ứng của Apple Watch còn tốt hay không.
Trong khi bạn di chuyển mà icon vẫn bám chắc theo ngón tay của bạn có nghĩa là cảm ứng màn hình thiết bị vẫn hoạt động tốt và ngược lại.
Kiểm tra âm thanh và độ sáng
Thực hiện kiểm tra âm thanh đồng hồ Apple Watch bằng cách thực hiện truy cập Settings, nhấn chọn mục Sound & Haptics, nhấn nhẹ vào màn hình và nếu bạn nghe được tiếng “tạch, tạch, tạch”, hơn nữa còn đi kèm độ rung nhẹ có nghĩa là thiết bị vẫn hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, để kiểm tra độ sáng màn hình Apple Watch, bạn cần truy cập Settings và nhấn chọn Brightness & Text.
🔥Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tháo lắp dây đeo Apple Watch
Kiểm tra kết nối của Apple Watch với iPhone
Thử kết nối Apple Watch với iPhone để kiểm tra khả năng kết nối của thiết bị. Đồng thời, bạn không nên quên kiểm tra qua các tính năng khác của chiếc đồng hồ. Trong trường hợp thiết bị cho phép hiển thị và thao tác vẫn đảm bảo nhạy bén thì bạn có thể yên tâm mua nó.
Ngược lại, nếu Apple Watch không thể kết nối và sử dụng các ứng dụng thì bạn nên từ bỏ việc bỏ tiền ra mua thiết bị này, bởi rất có thể đây là hàng kém chất lượng hay có lỗi hư hỏng trong phần mềm.
Kiểm tra pin
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra Apple Watch cũ khi mua bằng việc kiểm tra viên pin. Tương tự như các thiết bị di động, hãy sử dụng phần mềm Battery Life để kiểm tra pin của đồng hồ trước khi mua để chắc chắn rằng pin của thiết bị vẫn còn tốt, tránh trường hợp hư hỏng và cần thay pin cho Apple Watch chỉ sau vài tuần khi mua.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của TeamCare về cách kiểm tra Apple Watch cũ khi mua. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn mua được một chiếc Apple Watch cũ ưng ý. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!